Kỹ thuật Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị giúp người bệnh phục hồi chấn thương hoặc tối đa hóa các chức năng bị mất do khuyết tật. Hãy tìm hiểu các Kỹ thuật Phục hồi chức năng trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là một phương pháp điều trị trong y học, giúp người bệnh hồi phục khuyết tật và tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất do gặp chấn thương, tàn tật. Phục hồi chức năng không chỉ giúp những người bị tổn thương có thể thích nghi với tình trạng hiện tại, mà còn giúp họ có thể tham gia các hoạt động xã hội và được bình đẳng như những người khác.
Đặc biệt, phương pháp điều trị này áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu mà không sử dụng thuốc tác động trực tiếp lên người bệnh. Các Kỹ thuật Phục hồi chức năng đó là sử dụng lực và năng lượng gồm châm cứu, xoa bóp, laser trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu… Đồng thời đưa ra các chương trình can thiệp phù hợp với từng người bệnh, tìm hiểu những khó khăn mà họ có thể gặp tại gia đình và cộng đồng để từ đó tìm giải pháp hỗ trợ.
Hiện nay, có nhiều ứng dụng chuyên sâu đã được triển khai trong lĩnh vực Phục hồi chức năng như hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình… Các phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị một cách toàn diện và ngăn ngừa tình trạng bệnh tật, di chứng. Bên cạnh đó, các Kỹ thuật Phục hồi chức năng có thể áp dụng can thiệp cho nhiều loại bệnh lý khác nhau: thoái hóa cơ xương khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng…); các chấn thương như gãy xương, bong gân, trật khớp; bệnh hô hấp, tim mạch hay những khuyết tật thường gặp ở trẻ em như bại não, tự kỷ…
Tìm hiểu các Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay
Các Kỹ thuật Phục hồi chức năng là gì?
Các Kỹ thuật Phục hồi chức năng cơ bản thường được áp dụng trong điều trị gồm:
Vận động trị liệu
Đây là một phương pháp điều trị quan trọng giúp phục hồi các chức năng hoạt động của những người bị khiếm khuyết cơ thể. Với phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập vận động, tư thế hay hoạt động thể lực một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phục hồi chức năng.
Hoạt động trị liệu
Hoạt động trị liệu bao gồm sự thích ứng với công việc và môi trường để bệnh nhân có sự độc lập tối đa và ngăn ngừa khuyết tật. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này cũng giúp phát triển các cơ bắp, xương khớp và các cơ quan khác để có thể hoạt động tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Ngôn ngữ trị liệu
Đối với những trường hợp bị khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, phương pháp ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp họ tập nói hoặc học cách sử dụng các loại ngôn ngữ giao tiếp khác như viết, động tác bằng tay (thủ ngữ)…
Tâm lý trị liệu
Phương pháp này được các nhà trị liệu sử dụng để tác động đến tâm lý của người bệnh một cách tích cực, giúp đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực và mang lại sự yên tĩnh trong tâm hồn họ. Sau quá trình hồi phục chức năng, họ có thể hoạt động, vui chơi, làm việc và hòa nhập với cộng đồng và có thái độ tích cực hơn với cuộc sống.
Tìm hiểu các Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay
Cơ hội việc làm của ngành Phục hồi chức năng
Tính đến năm 2019, trên cả nước ta hiện có 36/63 tỉnh có bệnh viện Phục hồi chức năng. Bên cạnh đó, có 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa Phục hồi chức năng. Theo nghiên cứu đánh giá của Trường Đại học Y tế Công cộng về nhu cầu đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại Việt Nam vào năm 2019 cho thấy, ước tính cả nước đang thiếu hụt khoảng 10.000 nhân lực có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản.
Qua đó, có thể thấy, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng hiện nay rất lớn. Đặc biệt, các nhà tuyển dụng luôn săn đón nhân lực ngành này với mức lương và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Dù bạn tốt nghiệp đại học hay cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng đều không phải quá lo lắng về vấn đề việc làm. Không chỉ làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm y tế, bạn còn có thể tham gia vào các dự án, tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực Phục hồi chức năng. Hoặc thực hiện công tác chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, trung tâm thể thao hay thực hiện các dịch vụ phục hồi chức năng tại nhà.
Mức lương Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng Phục hồi chức năng, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền, các trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm chuyên biệt dành cho người khuyết tật, hay các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ người khuyết tật…
Mức lương của ngành này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, trình độ chuyên môn, cấp bậc và nơi công tác như:
- Cấp bậc công việc: nhân viên, chuyên viên hay trưởng khoa…
- Đơn vị công tác: bệnh viện nhà nước hay tư nhân, trung tâm y tế hay phòng khám tư nhân…
- Trình độ chuyên môn như Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…
Ngoài khoản lương chính, các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng còn có khoản thu nhập khác như làm thêm, trợ cấp, làm việc tại nhà theo yêu cầu của bệnh nhân… Theo đó, mức thu nhập này có thể dao động trong khoảng từ 200.000 – 300.000 VNĐ/ giờ. Vì vậy, đánh giá chung cho thấy mức lương của ngành này cũng rất hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống đối với từng cá nhân làm việc trong ngành này.
Tổng hợp