Khám sức khỏe định kỳ là thủ tục thường được thực hiện tại các trường. Mới đây có thông tin đưa ra việc khám sức khỏe định kỳ cho HS; SV nên bỏ hay duy trì?
Mục Lục
Khám sức khỏe định kỳ cho HS, SV nên bỏ hay duy trì?
Theo Thông tư số: 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT về công tác y tế trường học và Kế hoạch số: 997/KH-BYT-BGDĐT về “bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục…”Đồng nghĩa với việc HS, SV trên địa bàn cả nước sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ một lần.
Các trường THPT, THSC, các trường Đại học, Cao đẳng Dược, Luật, Kinh tế,… sẽ kiểm tra sức khỏe cho HS, SV. Theo phân tích việc tiến hành kiểm tra sức khỏe như vậy sẽ làm tiêu tốn một khoản chi phí và thất thoát một quỹ thời gian y tế trong trường học.
Ảnh hưởng đến thời gian của việc học
Các cơ sở Y tế sẽ đến các trường học khám chữa bệnh vào những ngày học sinh đi học. Lượng học sinh khám sức khỏe quá đông, y bác sĩ lại muốn làm nhanh nên cảnh chen lấn, đợi chờ không thể tránh khỏi. Các lớp được thông báo chuẩn bị, giáo viên cũng không thể dạy được vì cảm giác thấp thỏm đến lượt. Thế là cô vừa dạy, vừa ngóng. Trò vừa học vừa đợi. Ai cũng có tâm lý khám cho xong để còn học tiếp nên không muốn bị mất lượt.
Dựa vào những thông số về chiều cao, cân nặng của mỗi người các bác sĩ sẽ xếp loại sức khỏe cho từng người để hoàn tất hồ sơ thăm khám định kỳ.
Chỉ khám bệnh theo hình thức “Hỏi”
Thông thường các y tá; bác sĩ sẽ khám bệnh theo dạng đặt câu hỏi như: Em có bị sâu răng không? Cân nặng, chiều cao bao nhiêu? Bị cận hay không?…. Thông thường HS, SV sẽ được hỏi sau đó mới tiến hành khám một cách qua loa và ghi những thông số liên quan đến vào hồ sơ.
Giá khám bệnh cũng không đồng nhất
Các cơ sở y tế tới khám bệnh thì trường học phải trả tiền trên từng học sinh. Tùy hợp đồng kí của hai bên sẽ định được mức phí có thể dao động từ 10 ngàn đồng/người đến 105 ngàn đồng/người.
Mục tiêu khám sức khỏe ở trường học nhằm phát hiện, quản lý một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, kiểm soát và hạn chế một số nguy cơ của các bệnh học đường,. Ngoài ra, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh như: cận thị, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng… và giảm tỷ lệ thương tích trong trường học.
Thông qua việc khám sức khỏe, tăng cường phối hợp giữa nhà trường và ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh ở nhà trường, để nâng cao tầm vóc, sức khỏe, thể chất, cho học sinh.
Phần trăm bảo hiểm y tế trích lại cho nhà trường là 7% từ tổng số tiền bảo hiểm y tế nhà trường nộp. Thế nên mỗi học sinh cũng được khoảng 34 ngàn đồng. Lệ phí khám sức khỏe cho học sinh 10 ngàn đồng thì phụ huynh không phải đóng thêm.
Tuy nhiên, vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho học sinh còn mang nhiều tính bất cập. Mang nặng về hình thức hơn, vì vậy có nhiều ý kiến đưa ra có nên loại bỏ việc khám chữa bệnh định kỳ hay không?