Gần một phần năm các công ty trên toàn cầu đang phải chịu đựng tình trạng sao chép sản phẩm của mình trong 2 năm vừa qua. Trong số các công ty là nạn nhân của nạn sao chép lậu thì 15% trong số đó cho biết họ bị tổn thất khoảng từ 1 đến 10 triệu đôla.
Phần lớn các vụ sao chép lậu sản phẩm này (khoảng 92%) được thực hiện từ bên ngoài, 61% các vụ này xảy ra trên thị trường Nam Mỹ, Trung Mỹ và châu Phi, trong khi thị trường Tây Âu và Mỹ chỉ chiếm 5%.
David Marton, một đại diện của Price Waterhouse Cooper cho biết “Đây là một vấn đề lớn đang ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt trong nền công nghiệp phần mềm nơi mà tình trạng sao chép lậu sản phẩm diễn ra rất dễ dàng và có thể gây nên các thệt hại kinh tế vô cùng lớn. Tất cả mọi công ty đã đăng ký tài sản trí tuệ và có quyền phân phối sản phẩm trên toàn cầu đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Hiện nay có một số quốc gia chấp nhận tình trạng sao chép lậu nên sẽ vô cùng khó khăn để xử lý và triệt tiêu tình trạng này”.
Hãng tư vấn này chỉ ra rằng việc khám phá các vụ sao chép lậu rất khó khăn. Theo thống kê 34% trong số các công ty này báo cáo tìm ra các vụ sao chép một cách ngẫu nhiên, 26% tìm ra bằng các biện pháp an ninh, 22% tìm ra bằng kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán bên ngoài.