Toán lớp 8 các em đã được làm quen với phương trình. Vậy phương trình 1 ẩn là gì? Giải phương trình là tìm điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn cùng các ví dụ cụ thể.
Mục Lục
Phương trình 1 ẩn là gì?
– Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
– Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.
> Chú ý:
- i) Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
- ii) Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,…nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.
Các ví dụ cụ thể
Xem ngay: hệ phương trình có nghiệm duy nhất khi nào để biết thêm thông tin
* Câu hỏi 1: Hãy cho ví dụ về:
- a) Phương trình với ẩn y.
- b) Phương trình với ẩn u.
> Lời giải:
- a) Phương trình với ẩn y: 6y + 1 = 7
- b) Phương trình với ẩn u: 5u – 2 = 3(u+2)
* Câu hỏi 2: Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
> Lời giải:
Khi x= 6, ta có:
VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
VP = 3(x – 1) + 2 = 3(6 – 1) + 2 = 3.5 + 2 = 15 + 2 = 17.
* Câu hỏi 3: Cho phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x
- a) x = – 2 có thỏa mãn phương trình không?
- b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không?
- a) Tại x = -2 ta có:
VT = 2(x + 2) – 7 = 2(– 2 + 2) – 7 = 2.0 – 7 = -7
VP = 3 – x = 3 – (– 2) = 5
⇒ VT ≠ VP
Vây x = – 2 không thỏa mãn phương trình
b)Tại x = 2 ta có:
VT = 2(2 + 2) – 7 = 2.4 – 7 = 8 – 7 = 1
VP = 3 – x = 3 – 2 = 1
⇒ VT = VP
Vậy x = 2 có là một nghiệm của phương trình
Giải phương trình
Giải phương trình là gì? giải phương trình là tìm điều gì?
– Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình.
– Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Tập hợp các nghiệm của phương trình kí hiệu là S.
* Câu hỏi 1: Hãy điền vào chỗ trống (…):
- a) Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = …
- b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = …
> Lời giải:
- a) Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = {2}
- b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = ∅.
- Phương trình tương đương
Phương trình tương đương là gì? Phương trình tương đương với nhau khi nào?
– Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
Kí hiệu: “⇔” đọc là tương đương.
* Ví dụ: Phương trình x = -8 có tập nghiệm là {-8}
Phương trình x + 8 = 0 cũng có tập nghiệp là {-8}.
Ta nói rằng hai phương trình này tương đương với nhau.
Bài 1: Giải các phương trình sau
a, 2x – 14 = 0
b, -3x + 18 = 0
Lời giải:
a, 2x – 14 = 0
⇔ 2x = 14
⇔ x = 7
Vậy phương trình có 1 nghiệm x = 7
b, -3x + 18 = 0
⇔ -3x = -18
⇔ x = 6
Phương trình có tập nghiệm S = { 6 }.
Bài 2: Giải các phương trình sau:
a, 5x + 16 = 0
b, 5x + 17 = -3
Lời giải:
a, 5x + 16 =0
⇔ 5x = -16
⇔ .
Vậy phương trình có nghiệm .
b, 5x + 17 = -3
⇔ 5x = -3 -17
⇔ 5x = -20
⇔ x = -4.
Phương trình có tập nghiệm S = { -4}
Bài 3: Giải các phương trình
a, 2x – 17 = 0
b, 124 – 4x = 0
Lời giải:
a, 2x – 17 = 0
⇔ 2x = 17
⇔ x = 8,5
Phương trình có tập nghiệm S = { 8,5}
b, 124 – 4x = 0
⇔ – 4x = -124
⇔ x = 31
Phương trình có tập nghiệm S = { 31}
Bài 4: Giải các phương trình sau
a, 32x – 18 = 406
b, – x = 24
Lời giải:
a, 32x – 18 = 406
⇔ 32x = 406 + 18
⇔ 32x = 424
⇔ x = 13,25
Phương trình có tập nghiệm S = { 13,25}
b, – x = 24
⇔ x = -24
Phương trình có tập nghiệm S = { -24}
Click ngay: phương trình có 2 nghiệm trái dấu để biết thêm thông tin
Bài tập tự luyện
Bài 1. Giải các phương trình sau:
- a) x + 2 = 0;
- b) 1 – 3x = x.
Bài 2. Giải các phương trình sau:
- a) –3x + 9 = 0;
- b) 8x – 25 = 0.
Bài 3. Giải các phương trình sau:
- a) x + 3 = 5x – 8;
- b) 3x – 2 = 0.
Như vậy với bài viết trên chúng ta đã biết được phương trình 1 ẩn là gì. Chúc các em hoàn thành tốt các bài tập với phương trình trên.